Hàng vào châu Âu, chỉ cần một lô vi phạm là doanh nghiệp vào danh sách đen, tức cửa xuất khẩu "hẹp" lại.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020. Khoảng 24.000 tấn gạo đã được Lộc Trời xuất khẩu sang thị trường EU từ khi EVFTA có hiệu lực, nhưng ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Kinh doanh xuất khẩu Tập đoàn Lộc Tr
ời, nói số lượng hàng hoá không phải vấn đề. Thách thức các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như Lộc Trời gặp phải khi đưa hàng sang châu Âu là các rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng.
Châu Âu vốn là thị trường khó tính, tiêu chuẩn hàng hoá vào đây rất khắt khe, từ quy định về kiểm dịch, thú ý, tới dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên sản phẩm.
Tương tự các mặt nông sản khác, ông Hiếu cho biết, hạt gạo muốn đạt tiêu chuẩn vào thị trường EU thì doanh nghiệp cần có chuỗi s
ản xuất bền vững, từ giống, phân bón, thuốc, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...
"Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất đi thị trường này phải rất tâm huyết, nỗ lực. Chỉ cần một lô hàng vi phạm quy định, lập tức doanh nghiệp bị đưa vào danh sách đen", ông chia sẻ.
Không riêng nông sản, thực phẩm tươi sống, đông lạnh xuất vào EU cũng chịu kiểm duyệt khắt khe của các cơ quan quản lý nước sở tại.
Năng lực của Phú Gia Food mỗi năm có thể cung cấp cho thị trường EU 100-150 tấn thịt gà xuất khẩu, nhưng theo ông Phạm
Tuấn Khải, Giám đốc doanh nghiệp này, trở ngại với họ là xây dựng hành lang pháp lý để đáp ứng đúng tiêu chuẩn của EU yêu cầu, như quy định về thú y, kiểm dịch...
Những rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật mà Lộc Trời hay Phú Gia Food gặp phải cũng là thách thức chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi đưa hàng sang EU.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Công Thương, nhận xét dư địa và cơ hội từ thị trường EU rất lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc khi tiếp cận, cả do chủ quan và khách quan.
"Thương hiệu Việt Nam chưa được xây dựng hoặc chưa được biết đến nhiều tại các nước châu Âu, giá trị và lợi ích mà các doanh nghiệp Việt Nam thu về còn chưa tương xứng với tiềm năng", ông Khánh nói.
Phân tích kỹ hơn, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, các mặt hàng xuất khẩu sang EU đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt nhưng tỷ trọng xuất khẩu lại có xu hướng giảm.
Năm 2019, xuất khẩu Việt Nam sang EU (gồm Anh) đạt hơn 46 tỷ USD, chiếm 17,5%. Tỷ trọng này giảm về 12,4% vào năm 2020 và chỉ đạt xấp xỉ 12% vào năm ngoái.
Nhiều mặt hàng có tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan cao như thuỷ sản, rau quả... song giá trị xuất khẩu thấp. Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 0,15 tỷ USD, chiếm 0,35% tổng kim ngạch hàng sang EU; thuỷ sản là 1,1 tỷ USD, hay gạo 0,
019 tỷ USD dù mặt hàng này có tỷ lệ tận dụng ưu đãi lên tới 193%...
Chặng đường để doanh nghiệp Việt, hàng Việt chinh phục thị trường quy mô 500 triệu dân còn dài, đòi hỏi nỗ lực thay đổi, thích ứng từ các doanh nghiệp, trợ lực từ cơ quan quản lý. Ông Ngô Chung Khanh nói doanh nghiệp cần chuẩn bị, liên kết để tạo nên chuỗi sản xuất bền vững, nhằm tiết kiệm chi phí, tránh được rủi ro từ thị trường nước ngoài.
Về phía cơ quan quản lý, để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ lựa chọn một số mặt hàng có tiềm năng, thế mạnh để xây dựng hệ sinh thái, kết nối từ cơ quan quản lý tới doanh nghiệp... giúp họ có thông tin đầy đủ, nhanh và định hướng chính xác hơn khi xuất khẩu sang EU.
Thách thức nhiều, song thực tế trao đổi thương mại giữa Việt Nam - EU ghi nhận nhiều điểm sáng sau hơn 2 năm EVFTA có hiệu lực. Theo số liệu của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 57 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 43,5 tỷ USD, tăng 21%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tăng trưởng hai con số vào thị trường này, như dệt may tăng 24%, giày dép 19%, thuỷ sản 41%...
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi
từ EVFTA cũng tăng cao. Năm 2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sử dụng mẫu C/O Euro.1 đạt khoảng 8,1 tỷ USD, chiếm khoảng 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU, tăng 244% so với cùng kỳ năm trước. 11 tháng năm nay, tỷ lệ tận dụng ưu đãi tăng hơn 30% so với 2021.
Báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, cứ 10 doanh nghiệp thì có 4 đơn vị đã từng hưởng lợi từ EVFTA. Một số mặt hàng tận dụng tốt ưu đãi từ EVFTA, như rau củ quả tận dụng được trên 80%, thủy sản trên 70% và gạo trên 60% còn dệt may cũng tận dụng được khoảng 17% ưu đãi...
Comments